NHỮNG THÓI QUEN NGUY HIỂM KHI LÁI XE SỐ TỰ ĐỘNG

NHỮNG THÓI QUEN NGUY HIỂM KHI LÁI XE SỐ TỰ ĐỘNG

1. Để chân chờ ở bàn đạp ga

Nếu để chân chờ ở bàn đạp ga, xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước. Việc để chân chờ ở chân ga là vô cùng nguy hiểm bởi khi gặp tình huống bất trắc, người điều khiển xe sẽ có phản xạ đạp chân xuống. Đây là một trong các nguyên nhân xe ô tô mất kiểm soát phổ biến gần đây, gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.

23

2. Chọn số N để đổ đèo

Ngày nay các hộp số tự động hầu hết đều có khả năng điều tiết lượng nhiên liệu dựa theo tình trạng hoạt động của động cơ xe, cũng như cảm biến chân ga để biết bạn đang đổ dốc, đi đèo hay không. Do đó, không nên dùng số N khi đổ đèo để tiết kiệm nhiên liệu.

Nếu để xe về trạng thái N khi đổ đèo, người lái xe sẽ khó có thể kiểm soát hoàn toàn xe ô tô của mình. Điều này khiến lái xe không thể xử lý kịp thời khi gặp phải tình huống bất ngờ, gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

 

 

3. Bỏ quên chế độ chuyển số tay

Việc sử dụng số tay trên xe số tự động khi di chuyển ở đường đèo dốc sẽ giúp người lái chủ động chuyển xe về các cấp số thấp, nhờ đó tận dụng lực hãm theo cách phanh động cơ để không phải đạp phanh nhiều, tránh tạo ma sát ở má phanh.

Chế độ chuyển số tay xuất hiện trên hầu hết các xe số tự động, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng. Nhưng nhiều người vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D và quên chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.

4. Chuyển về số P không đúng cách

Khi di chuyển trên địa hình hơi dốc, nhiều lái xe chuyển xe về số P sau đó khóa phanh tay. Khi bỏ phanh chân ra, người lái sẽ thấy xe nhúc nhích hơi mạnh, chính điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới hộp số.

Giải pháp tốt nhất là chuyển xe về số N rồi dùng phanh tay, tiếp tục để xe nhúc nhích và đợi đế khi xe dừng hẳn rồi mới chuyển về số P.

5. Đạp mạnh chân ga khi cần tăng tốc

Đạp mạnh ga khi cần tăng tốc độ cho xe là một quan niệm sai lầm. Tất cả hộp số tự động đều có thao tác chuyển số đều dựa trên nguyên tắc nâng và hạ số theo vòng tua được thiết lập sẵn.

Vì vậy, nhấn nhẹ chân ga với vận tốc vừa đủ, sau đó nhả nhẹ chân ga nhằm giảm vòng tua động cơ rồi tiếp tục nhấn chân ga từ từ để chuyển số mới là cách tăng tốc an toàn và đây cũng mẹo đạp ga giúp tiết kiệm xăng ô tô.

Nguồn: Tham khảo mạng internet.

ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY MÒN LỐP XE Ô TÔ MÀ BẠN CẦN LƯU Ý

Được viết ngày Thứ ba, 12 Tháng 12 2023 08:48

Lượt xem: 17

Độ căng, độ nghiêng, độ chụm bánh xe và linh kiện hệ thống treo có liên quan đến việc lốp ô tô bị mòn.

12

Hầu hết người lái xe ô tô đều nhận thức rõ rằng lốp xe đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bám đường. Lốp xe có thể truyền mô-men xoắn đến bất kỳ bề mặt nhất định nào đồng thời ngăn chặn tình trạng xe bị trượt bất ngờ gây nguy hiểm.

Thật không may, lốp xe sẽ bị mòn theo thời gian khiến chúng ta phải mua các loại lốp thay thế có cấu tạo tương tự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, lốp xe ô tô có thể mòn bất thường. Một trong những dạng mòn lốp phổ biến nhất là xuất hiện tình trạng mòn dọc theo mép ngoài của gai lốp.

Mòn lốp không chỉ là vấn đề đơn giản mà còn có xu hướng trở nên trầm trọng hơn và gây tốn kém. Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân khác nhau gây mòn lốp cũng như cách giải quyết các vấn đề đó.

Các nguyên nhân gây mòn lốp phổ biến

1. Lốp không đủ căng

Thường xuyên sử dụng lốp ô tô không đủ độ căng sẽ dẫn đến tình trạng nhanh mòn dọc theo các mép ngoài của gai lốp. Điều này là do gai lốp phải chịu thêm áp lực khi vận hành ở trạng thái chưa đủ căng.

Tương tự như vậy, mép trong của lốp chưa được bơm căng thường cũng sẽ có dấu hiệu bị mòn nhanh chóng. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách bơm lốp xe đúng áp suất mà nhà sản xuất ô tô khuyên dùng.

2. Bánh xe quá nghiêng

Thuật ngữ "Góc camber" mô tả độ nghiêng vào trong/ra ngoài của lốp xe so với trục thẳng đứng. Thực tế, góc camber quá lệch có thể dẫn đến mòn lốp không đều và lốp nhanh mòn cạnh trong/ngoài.

Trong phần lớn các trường hợp, tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách căn chỉnh đơn giản bằng máy chuyên dụng. Bên cạnh đó, còn có một cách khác là đảo lốp xe (hoán đổi vị trí lốp) để hạn chế sự mòn lốp bất thường.

3. Độ chụm bánh xe không đúng

Độ chụm bánh xe là khoảng cách giữa hai má lốp trên cùng một trục của xe. Độ chụm không đúng có thể dẫn đến nhiều vấn đề, bao gồm mòn lốp nhanh và không đều. Trong nhiều trường hợp, độ mòn này thường được quan sát thấy rõ nhất dọc theo mép lốp.

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần đưa xe cho thợ có tay nghề căn chỉnh để tránh bị mòn lốp thêm. Ngoài ra, nếu lốp chưa mòn đến mức phải thay thế, bạn có thể hoán đổi vị trí của lốp bị ảnh hưởng và không ảnh hưởng. 

4. Mòn linh kiện hệ thống treo

Trong một số trường hợp nhất định, các bộ phận của hệ thống treo bị mòn cũng có thể khiến lốp xe bị mòn quá mức dọc theo mép của gai lốp. Để khắc phục, người dùng phải thay thế bộ phận hệ thống treo bị mòn hoặc bị tổn hại, chẳng hạn như giảm xóc và thanh chống.

5. Hư hỏng bộ phận xe

Lốp mòn bất thường cũng có thể do hư hỏng một hoặc nhiều bộ phận lái hoặc hệ thống quan trọng của xe. Trong một số trường hợp nhất định, đánh xe lên vỉa hè ở tốc độ cao cũng có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho các bộ phận lái và hệ thống treo của xe.

Hư hỏng đối với các bộ phận lái và hệ thống treo của xe cũng có thể do kéo vật quá nặng trên rơ-moóc, lái xe off-road thường xuyên hoặc lắp đặt các bộ phận phía trước không đúng cách.

Bất kể nguyên nhân là gì, bộ phận lái và hệ thống treo bị hỏng đều phải được thay thế để bảo vệ lốp cũng như đảm bảo an toàn cho người trong xe. 

Có an toàn không khi lái xe với lốp bị mòn bất thường?

Điều này phần lớn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của độ mòn. Nếu hiện tượng mòn lốp không đều mới chỉ bắt đầu, chúng ta vẫn có thể lái xe sau khi đổi vị trí giữa các lốp. Tất nhiên, nguyên nhân gốc rễ của sự hao mòn bất thường này cũng phải được sửa chữa.

Mặt khác, nếu lốp có biểu hiện bị mòn đáng kể ở mép ngoài và ảnh hưởng tới cấu trúc lốp thì chúng ta phải ngừng sử dụng lốp này ngay lập tức. Lốp bị mòn không đều có thể có nguy cơ bị nổ lốp và gây ra tai nạn.

Chính vì vậy, lái xe bằng lốp bị mòn bất thường có thể cực kỳ nguy hiểm. Do đó, chăm sóc và bảo dưỡng lốp xe ô tô định kỳ là việc quan trọng hàng đầu vì liên quan đến tính mạng con người. Nếu nghi ngờ lốp bị mòn bất thường, tốt hơn hết là chúng ta nên ngừng sử dụng lốp đó còn hơn là mạo hiểm sự an toàn của mình và gia đình. 

Nguồn: Tham khảo mạng internet.

NGỦ TRONG Ô TÔ BẬT ĐIỀU HÒA VÀ NHỮNG SAI LẦM GÂY CHẾT NGƯỜI

Được viết ngày Thứ ba, 05 Tháng 12 2023 07:55

Lượt xem: 398

Việc ngủ trong ô tô bật điều hòa tưởng chừng rất bình thường, nhưng đây lại là một điều rất nguy hiểm và có thể khiến tử vong.

051223

Mùa Hè đến, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao, việc phải lái xe trong điều kiện nắng gắt khiến nhiều tài xế dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung.

Rất nhiều tài xế trong những lúc mệt mỏi, thường đóng kín cửa kính rồi ngủ trong ô tô đang bật điều hòa mát rượi mà không biết rằng, từng có không ít vụ việc tử vong vì thói quen này.

Bên cạnh đó, do thời tiết nắng nóng, nhiều khu vực bị cắt điện để giảm tải khiến nhiều người đã lựa chọn vào ô tô bật điều hòa để ngủ tránh nóng. Tuy nhiên, đây cũng là một hành động vô cùng nguy hiểm và cũng có thể gây ra tử vong bất kỳ lúc nào do bị thiếu oxy, ngạt khí…

Tưởng chừng như việc ngồi trong xe hơi bật điều hòa, mặc cho trời nắng nóng hay trời mưa giá lạnh cũng vẫn an toàn, tuy nhiên có những hiểm họa mà bạn không bao giờ lường trước được.

Theo các chuyên gia, khi ngủ trong ô tô đang bật điều hòa đóng kín cửa, hàm lượng oxy sẽ giảm dần do quá trình chúng ta hít thở và trao đổi oxy, khi đấy hàm lượng CO2 sẽ tăng lên.

Ngoài ra, việc lái xe dừng, đỗ 1 chỗ mà đang bật điều hòa, sẽ sản sinh ra khí carbon monoxide (CO). Lúc này, khí CO sẽ len lỏi vào trong khoang xe gây hại cho cơ thể, đặc biệt là ngộ độc. Nếu cơ thể bị ngộ độc, hôn mê có thể dẫn đến tình trạng tử vong khi đóng kín cửa và ngủ trong xe ô tô.

Còn khi lái xe đang di chuyển thì lượng không khí luôn thay đổi, vì thế khí CO không có nồng độ cao xung quanh xe và khó len lỏi vào trong buồng lái. Việc này sẽ giúp cho những người ngồi trong ô tô tránh được nguy cơ bị ngộ độc. Cùng với đó, khi xe chạy ta có thể lấy gió ngoài giúp cung cấp them oxy vào trong khoang xe nên thường không xảy ra tình trạng thiếu khí hay ngạt khí.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng trong mùa nắng nóng trên 40 độ C ở ngoài đường, khi các lái xe đang di chuyển hay như các lái xe taxi trong khi chờ khách mà ngồi nghỉ ngơi thì nên kiếm những nơi có tán cây bóng mát để dừng đỗ.

Còn nếu quá mệt thì bạn chỉ nên chợp mắt trong chốc lát và hẹn giờ đồng hồ báo thức liên tiếp 15-30 phút để dậy, còn việc ngủ trong ô tô bật điều hòa nhiều giờ liền hoặc cả đêm thực sự nguy hiểm.

Ngoài ra, nếu nằm nghỉ ở trong xe, các lái xe nên để chế độ lọc gió ngoài, kèm theo để hé cửa kính tầm khoảng 2 – 3 cm để làm sao vẫn có thể lấy được không khí từ bên ngoài vào, tránh việc ngộ độc. 

Bên cạnh đó, mỗi 30 – 45 phút, các lái xe nên mở cửa ra ngoài xe để lấy không khí thoáng mát bên ngoài và hạn chế ngồi trong xe liên tục hàng giờ.

CÁC LOẠI XE PHỔ BIẾN MÀ BẠN HAY GẶP

Được viết ngày Thứ hai, 30 Tháng 10 2023 07:42

Lượt xem: 69

1.

VÁ DÙI – “MÌ ĂN LIỀN” KHI BỊ THỦNG LỐP, BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

Được viết ngày Thứ sáu, 27 Tháng 10 2023 08:01

Lượt xem: 58

Trong trường hợp thủng lốp xe mà không có bánh xe dự phòng cũng như không có các dịch vụ xung quanh, vá dùi là cách đơn giản giúp tài xế tiếp tục cuộc hành trình.

1122

Bộ dụng cụ cần thiết để vá lốp khi bị thủng

Bước 1: Tìm, xác định vị trí bị thủng và dùng kìm hoặc công cụ để tháo đinh ra. Sau đó dùng cái dùi trong bộ để mài nhám lỗ thủng giúp tạo nhám cho sợi cao su non. 

1123

Rút đinh

1124

Mài nhám

Bước 2: Luồng cao su non vào công cụ, căn giữa cao su non 

1125

Sau đó pha keo, bôi keo

1126

Và cắm sâu vào lỗ thủng

1127

Bước 3: Rút mạnh cây công cụ và dùng kéo cắt bớt đi phần thừa hoặc có thể để nguyên đó

1128

Sau đó bơm căng lốp là có thể tiếp tục sử dụng

Lưu ý:

Đây chỉ là cách vá tạm thời cho đến khi bạn tìm được cơ sở sửa xe gần nhất để đảm bảo an toàn tối đa khi di chuyển.

Nên thay lốp mới vì lỗ thủng sau khi vá dùi khá to, khó thể vá thường.

Để an toàn, bạn nên chuẩn bị bơm điện 12V trên xe phòng trường hợp bánh xe bị xì. Cách tốt nhất vẫn là nên có bánh xe dự phòng và các công cụ chuyên dụng, nếu không thì một bộ vá dùi như trên vẫn có thể giúp xe bạn chạy an toàn trong những khu vực không có cơ sở sửa xe như trên cao tốc hay vùng ngoại ô.

Nguồn: sưu tầm. 

Bài trước Bài sau