Khi đỗ xe lâu dưới trời nắng, có những đồ vật cấm kỵ không nên để trong ô tô bởi sẽ dễ bị biến tính hay gây cháy nổ.
Khi đỗ ô tô lâu dưới trời nắng nóng không có bóng râm hay tấm che nắng xe, nhiệt độ khoang cabin có thể tăng lên hơn 50 độ C, những khu vực gần kính lái hay kính cửa sổ tăng đến 60 – 80 độ C. Lúc này, nếu để các đồ vật “nhạy cảm” trong xe sẽ rất dễ bị biến tính hay gây ra cháy nổ.
Thiết bị điện tử
Không nên để các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy ảnh, pin sạc dự phòng… trong xe khi đỗ lâu dưới trời nắng nóng. Bởi nhiệt độ tăng cao sẽ có thể ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tuổi thọ của những thiết bị này.
Đặc biệt, hầu hết trong các thiết bị điện tử đều dùng pin, phổ biến là pin lithium. Loại pin này tuy đạt chuẩn an toàn nhưng vẫn có rủi ro phát nổ, nhất là với pin kém chất lượng hay khi các cell bên trong pin bị vỡ. Không chỉ thiết bị rơi rớt bị biến đổi cấu trúc cơ học mà nhiệt độ môi trường quá cao cũng có thể làm các cell pin bị vỡ.
Nhiệt độ môi trường quá cao có thể làm các cell pin của điện thoại bị vỡ
Nếu cell pin vỡ, hiện tượng cộng hưởng nhiệt và pin sẽ khiến nó càng nóng hơn. Khi nhiệt độ pin lên đến giới hạn, hiện tượng “chạy trốn nhiệt” xảy ra và kết quả là pin phát nổ.
Bật lửa
Bật lửa gas không hẳn nguy hiểm. Tuy nhiên vật dụng này nguy hiểm thực sự nếu sản phẩm bị lỗi, vỏ nhựa bên ngoài bị nứt/vỡ và đặc biệt là để nó trong môi trường nhiệt độ cao. Nhiều tài xế thường có thói quen để bật lửa trên taplo, hộc cánh cửa hay các ngăn ở bệ trung tâm cần số. Đây đều là những vị trí nhiệt độ dễ tăng ngất ngưỡng khi đỗ xe lâu dưới trời nắng.
Khi bật lửa bị rò rỉ khí gas, chỉ cần gặp oxy trong không khí, cộng thêm môi trường nhiệt độ cao hay có tia lửa điện (dù rất nhỏ) sẽ rất dễ phát nổ. Bật lửa không nhất thiết phải nứt vỡ mới phát nổ. Ngay cả bật lửa lành lặn nhưng nếu gặp nhiệt độ cao thì áp suất gas bên trong sẽ tăng lên, khi đến giới hạn cũng phát nổ.
Nước rửa tay
Lọ nước rửa tay hay dung dịch rửa tay diệt khuẩn ngày nay đã trở thành vật dụng vô cùng phổ biến, gần như ai cũng sử dụng nhất là trong giai đoạn COVID-19 hoành hành toàn cầu. Tuy nhiên trong nước rửa tay có chứa cồn, nếu để trong ô tô gặp nhiệt độ tăng cao có thể bị phát nổ. Do đó các chuyên gia đã sớm đưa ra cảnh báo tránh để nước rửa tay trong xe ô tô nhiệt độ cao.
Nước rửa tay có chứa cồn, nếu để trong ô tô gặp nhiệt độ tăng cao có thể bị phát nổ
Bình chữa cháy
Bình chữa cháy loại khí nén áp suất cao thông thường cần được bảo quản tại những nơi có nhiệt độ từ -10 độ C đến 55 – 60 độ C (tuỳ loại). Trong khi xe ô tô đậu lâu dưới trời nắng không có vật che chắn thì nhiệt độ khoang cabin có thể lên đến 60 độ thậm chí hơn. Điều này vượt quá ngưỡng chịu của bình chữa cháy. Khi nhiệt độ tăng, thể tích chất lỏng bên trong bình cũng tăng theo, nếu áp suất đủ lớn sẽ phát nổ.
Để tránh nguy hiểm, không nên đặt bình chữa cháy ở những nơi hứng ánh nắng mặt trời, nơi nhiệt độ dễ tăng cao như: sau kính lái, khu vực taplo, bệ trung tâm, cửa xe, kính sau xe… Ngoài ra chỉ nên dùng bình chữa cháy loại bọt chất lượng cao, có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Và đừng quên đọc kỹ hướng dẫn kỹ thuật trên bình khi chọn mua.
Thức ăn, đồ uống
Thức ăn và đồ uống là những vật cấm kỵ để trong ô tô khi đỗ lâu dưới trời nắng. Bởi nhiệt độ cao có thể làm thức ăn, đồ uống bị nóng chảy, biến tính, ảnh hưởng đến chất lượng, khiến không còn dùng được hay gây hại sức khoẻ khi dùng.
Đặc biệt không nên để chai nước suối ở vị trí ánh nắng có thể chiếu vào. Vì nếu ánh nắng chiếu ngay đường cong của chai nước thì vô tình chai nước sẽ trở thành một chiếc thấu kính hội tụ, tập trung ánh sáng và kèm theo nhiệt năng. Khi nhiệt độ tăng lên đủ lớn chai nước có thể bị bốc cháy, rất nguy hiểm. Tương tự với các loại nước có gas cũng nên tránh để trong xe khi đậu lâu dưới nắng.
Không nên để chai nước suối ở vị trí ánh nắng có thể chiếu vào
Dược phẩm, mỹ phẩm
Nhiều người có thói quen để dược phẩm (các loại thuốc, thực phẩm chức năng…) hay mỹ phẩm (kem chống nắng, son, phấn…) trong xe phòng có dùng ngay lúc cần thiết. Tuy nhiên, nếu đậu đỗ xe lâu dưới trời nắng không có vật che chắn thì khi ra khỏi xe tốt nhất nên mang theo tất cả. Vì nhiệt độ cao dễ làm dược phẩm, mỹ phẩm bị biến đổi tính chất, giảm chất lượng, thậm chí còn có thể gây ra các phản ứng hoá học, sản sinh độc tố.
Nguồn: Tham khảo mạng internet.
MẸO GIÚP BẠN THOÁT KHỎI CƠN BUỒN NGỦ KHI LÁI XE ĐƯỜNG DÀI
Được viết ngày Thứ bảy, 23 Tháng 12 2023 20:00
Lượt xem: 18
Những cơn buồn ngủ sẽ khiến người cầm lái rơi vào trạng thái suy giảm hành vị, nhận thức, khả năng quan sát, đưa ra quyết định và điều này là nguyên nhân chính gây ra 15-33% những tai nạn nghiêm trọng.
Một cuộc khảo sát nhỏ của DMEautomotive đã chỉ ra những thói quen chúng ta hay làm để đối phó với tình trạng buồn ngủ khi lái xe. Đứng đầu là việc uống các loại nước có chất cà-phê-in, tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng tạm thời chứ không giúp chúng ta thoát khỏi trạng thái lờ đờ. Tiếp theo thói quen hạ cửa kính hay mở cửa sổ trời sunroof, dừng lại và tập thể dục nhẹ, bật nhạc to, giảm nhiệt độ bên trong xe.
Tuy nhiên các chuyên gia đã chỉ ra rằng đa số chúng ta đều lầm tưởng các thức uống có cà-phê-in như cà phê hay nước tăng lực sẽ giúp chúng ta tỉnh táo ngay tức thì. Nhưng thật sự cà-phê-in chỉ bắt đầu hiệu nghiệm sau 30 phút, từ lúc nạp vào cơ thể đến khi thấm vào máu. Trong thời gian cà-phê-in chưa “ngấm” thì chúng ta vẫn duy trì trạng thái lờ đờ hay thường xuyên rơi vào những giấc ngủ nhỏ (micro sleeps) rất nguy hiểm.
Trong những biện pháp trên, chỉ có 2 biện pháp giúp chúng ta hết buồn ngủ là đổi tài xế và dừng lại chợp mắt. Các cách còn lại đều không có hiệu quả thật sự. Chợp mắt trong khoảng thời gian ngắn là phương án tối ưu nhất nếu không có người đổi tài. Thời gian chợp mắt tối thiểu là 15-30 phút, tương đương với một giấc ngủ trưa sẽ giúp cơ thể chúng ta hồi phục nhanh chóng và tỉnh táo hơn.
Tóm lại, để có một chuyến đi an toàn thì chúng ta chỉ nên lái liên tục 2 tiếng hoặc tối đa 3 tiếng là dừng lại nghỉ ngơi. Khi tình trạng buồn ngủ bắt đầu xảy ra nhận biết bằng các cử chỉ như: ngáp, nháy mắt nhiều hơn bình thường, gặp khó khăn để giữ mắt mở liên tục thì chúng ta không nên cố tiếp tục lái mà tốt hơn là dừng lại chợp mắt nhanh trong 15-30 phút. Tranh thủ bổ sung các thức uống có cà-phê-in trước khi chợp mắt để cà-phê-in có thời gian “ngấm” vào giúp chúng ta tỉnh táo hơn trong hành trình tiếp theo. Nếu có bạn đồng hành biết lái xe thì chúng tas có thể thay phiên nhau đổi tài trong những lần nghỉ ngơi và nhớ là mỗi người không nên lái quá 8 tiếng/ngày.
Đào tạo – sát hạch mô tô A1, A2(phân khối lớn).
Dạy lái xe ô tô B2, B1.1(xe số tự động), C.
----------------------------
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm Đào Tạo và sát hạch Lái Xe Màu Hoa Đỏ
VP Chính : 188 Nguyễn Văn Linh, Phường Thới An Đông, Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.
CN1: 345 Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
CN2: Huyện Đội - Huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ
ĐT: 0292.3686878 - 3899688 - 0937.188881
Email: trungtammauhoado@gmail.com
CÁCH XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI LÁI XE Ô TÔ
Được viết ngày Thứ năm, 21 Tháng 12 2023 16:18
Lượt xem: 11
Việc gặp những sự cố khi lái xe là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là các tình huống khẩn cấp mà tài xế cần phải nắm vững cách xử lý để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Những kỹ thuật dưới đây sẽ rất hữu ích cho các bác tài khi lái xe đường dài.
Nổ lốp
Nổ lốp là một trong những trường hợp thường gặp, sự cố này làm cho xe mất cân bằng kéo theo những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Việc nổ lốp sẽ tạo ra một tiếng nổ lớn, khiến cho người lái mất bình tĩnh, rất dễ gây ra tai nạn.
Để tránh những rủi ro các tài xế nên tuân thủ các bước: Phải xử lý để cho xe khỏi chuyển hướng, bằng cách đạp lút chân ga trong khoảng vài giây. Sau đó từ từ nhả chân ga để duy trì tốc độ xe, quan trọng nhất là phải giữ cho xe đi đúng là đường, cố gắng tránh xa chân phanh, đánh lái vào lề đường để chờ xe cứu hộ.
Vô lăng điều khiển khó khăn
Khi đang chạy xe, nếu thấy vô lăng khó điều khiển hãy nhanh chóng xi nhan, đỗ xe vào lề đường, để kiểm tra xem dây đai của bơm dầu trợ lực tay lái có bị hỏng, đứt hay không?
Nếu như vô lăng không thể điều khiển, lúc này hãy giữ bình tĩnh, bật cảnh báo nguy hiểm, giảm số, giảm ga bấm còi, ra hiệu bằng tay… và phanh lại.
Mất đèn pha
Đèn chiếu sáng phía trước đột nhiên bị tắt, phải làm sao đây? Trước tiên quan sát thấy, các bóng đèn khác vẫn hoạt động bình thường thì chuyển qua xem xét hộp cầu chì, nếu đứt thì thay thế bằng cầu chì dự phòng tương ứng.
Mất phanh
Mất phanh là sự cố nguy hiểm vào loại hàng đầu, dễ tạo sự hoảng loạn cho người lái. Cảm giác đạp phanh sâu mà không có tác dụng do đường ống bị mất dầu, hay đạp phanh nhưng cứng đơ do ống dầu bị tắc nghẽn hoặc cũng có thể xe bị bó cứng phanh,...
Để xử lý, bình tĩnh là yếu tố quan trọng nhất, hãy cứ nhấp đạp phanh liên tục để tìm cơ may hệ thống được phục hồi, sử dụng phanh tay nhịp nhàng và vận hành kỹ thuật giảm tốc độ bằng cách dồn số để ghì xe lại. Tuyệt đối không được tắt động cơ xe, điều này sẽ khiến hệ thống trợ lực không hoạt động, làm việc điều khiển xe thêm khó khăn.
Tình huống xấu nhất phải chọn là cho xe va chạm với một vật cản, và hãy giữ đủ bình tĩnh để lựa chọn vật cản mềm như bụi cây, vũng bùn, hoặc nếu có va chạm với vật cứng như con lươn, vách đá, phải cố gắng để xe có góc tiếp xúc nhỏ, tránh va trực diện.
Kẹt ga
Kẹt ga cũng là một hiện tượng có thể gặp phải khi lái xe. khi gặp sự cố kẹt ga thì phải dừng xe nhưng trước đó phải cẩn thận để không bị xe ở phía sau đâm vào mình.
Với những người mới lái, chưa có nhiều kinh nghiệm thường nhầm lẫn chân phanh với chân ga, nếu luống cuống có thể đạp nhầm, lúc này phải lập tức đưa chân ra khỏi pedal để nhận định tình hình.
Khi không may gặp phải hiện tượng kẹt ga, phải chuyển cần số về mo ngay lập tức hoặc có thể đạp chân côn để tách liên kết. Nếu không thể đưa về cần số N thì bạn phải tắt động cơ. Với những xe khởi động bằng nút bấm, không cần chìa khóa thì cách duy nhất là trả về số mo (0).
Trượt bánh
Trượt bánh trước, trượt bánh sau là những sự cố có thể gặp dẫn tới những tai nạn nguy hiểm. Đối với bánh trước để khắc phục thì các lái xe sẽ bỏ bàn đạp chân ga, không sử dụng phanh, không đánh lái, đợi cho tới khi nào bánh trước lấy lại lực bám.
Còn đối với trượt bánh sau thì cần phải dự đoán thời điểm bánh sau bị trượt, sau đó nhanh chóng trả lại một góc vừa đủ, dự đoán thời điểm lực bám xuất hiện trở lại.
Tăng tốc đột ngột
Sự cố này có biểu hiện giống như kẹt ga, nhưng ở đây nguyên nhân không phải do lỗi kỹ thuật từ động cơ mà do chủ quan từ người lái khi sử dụng chân ga. Nhiều người thường hoảng loạn khi gặp bất ngờ trên đường và đạp chân ga nhưng vẫn nghĩ đó là chân phanh, nhất là với những người sử dụng số tự động.
Để khắc phục hiện tượng này cần cố gắng làm quen xe, không đi nhanh với xe lạ và các bước cũng như với kẹt ga nếu vẫn nhầm lẫn.
Chạy lệch khỏi đường
Trường hợp hay gặp khi vào cua hoặc tránh xe đối diện ở đường nhỏ có thể khiến tài xế đánh lái hai bánh xe ra khỏi mặt đường. Sẽ có nhiều nguy hiểm nếu bên ngoài lề đường không phải là một mặt phẳng hợp lý.
Để xử lý trường hợp này, nên từ từ giảm ga, không sử dụng phanh, đánh lái một góc rất nhỏ để từ từ đưa xe trở lại làn đường, không đánh lái góc rộng bởi bề mặt bên ngoài có thể không đáp ứng được độ xoay của bánh xe, dẫn tới tai nạn.
Xe có mùi lạ, bốc khói trên nắp capô
Nguyên nhân xe có mùi lạ và khói bốc lên có thể là do dầu bị chảy vào cổ xả của động cợ, cũng có thể là do đường dẫn nước làm mát bị rò rỉ, nước làm mát chảy vào động cơ. Khi thấy hiện tượng này, bạn nên dừng xe lại ngay, kiểm tra xe.
Nếu do hai nguyên nhân kể trên thì có thể đi tiếp đến gara để sửa chữa; nếu không phải tốt nhất là gọi cứu hộ, tránh xe bị cháy nổ.
Nhiệt độ xe quá cao
Nếu đang lái xe thấy nhiệt độ xe quá cao, vượt trên mức bình thường, có đèn báo lỗi nhiệt độ phát sáng, hãy dừng xe lại, tắt máy ngay để kiểm tra hệ thống đường ống làm mát. Bởi khi nhiệt độ cao, nguyên nhân chính là do hệ thống làm mát động cơ ôtô.
Nếu kiểm tra mà thấy dây đai dẫn động kết nối với máy bơm bị hỏng thì không nên lái xe. Còn không thì hãy chờ 30 phút để động cơ trở lại bình thường, sau đó hãy tiếp tục lái xe và cần đem xe đi kiểm tra ngay lỗi này.
Nếu đồng hồ vẫn báo đèn nhiệt độ thì tốt nhất nên gọi cứu hộ, tránh việc lái xe gây cháy nổ, hỏng động cơ.
Nguồn: Tham khảo mạng internet.
BỘ PHẬN NÀO CỦA ÔTÔ DỄ HƯ HẠI KHI ĐI VÀO ĐƯỜNG XÓC
Được viết ngày Thứ ba, 19 Tháng 12 2023 09:18
Lượt xem: 13
ác đoạn đường xấu như ổ gà, đá răm, đường mấp mô là nỗi khiếp sợ của nhiều tài xế. Khi di chuyển liên tục khiến hệ thống treo, lốp, thân xe ôtô... bị thiệt hại nặng nề. Cùng tìm hiểu về các bộ phận đó bạn nhé.
Lốp xe
Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên lốp xe là bộ phận dễ bị tổn thương và hư hại nhiều nhất khi xe di chuyển trên các đoạn đường gập ghềnh. Lốp xe có thể bị phồng rộp, rách, bẹp lốp do va chạm với các vật thể trên đường như đá dăm, đất đá.
Để di chuyển an toàn, tài xế được khuyên là nên bơm xe một cách phù hợp, không quá non hoặc quá căng.
Hệ thống ống xả
Vị trí của hệ thống ống xả là ở dưới gầm xe, do đó bộ phận này rất dễ bị va đập, gây méo, thủng, nhất là khi đi qua các cung đường xấu. Khi bộ phận này bị hỏng hóc, xe có thể phát ra tiếng ồn lớn cũng như “đẩy” một lượng lớn khí thải ra ngoài môi trường.
Chưa kể, trong nhiều trường hợp, hệ thống ống xả hỏng còn có thể gây ra hiện tượng khí thải trào ngược vào bên trong khoang cabin và gây ra mùi khó chịu.
Hệ thống treo
Khi xe di chuyển trên các đoạn đường xấu, hệ thống treo của xe sẽ có chức năng hấp thụ các xung động của mặt đường, nhờ đó giúp xe di chuyển mượt mà hơn.
Tuy nhiên, hệ thống này cũng bị giới hạn về sức chịu đựng và cường độ. Khi xe thường xuyên di chuyển qua những đoạn đường gập ghềnh, nhiều ổ gà, hệ thống treo sẽ có thể gặp nhiều vấn đề như lỏng các khớp liên kết, hỏng thanh giảm chấn, thanh chống khiến chủ xe phải mất khoản tiền lớn để sửa chữa.
Khu vực cụm bánh xe (la zăng, moay ơ,…)
Đây cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề khi xe phải di chuyển trên các đoạn đường xóc, nhiều ổ gà. Một số hiện tượng có thể nhìn thấy rõ như méo vành, vênh vành, moay ơ bị lỏng trục,… Những hư hỏng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe mà còn gây mất an toàn cho người lái.
Thân xe
Khi di chuyển qua những cung đường xóc, các loại xe ôtô thân thấp sẽ có điểm lợi với biên độ dao động theo nhịp. Vì vậy, độ xung của xe thấp sẽ nhỏ hơn các mẫu xe gầm cao. Song nhược điểm của xe gầm thấp là mức độ va chạm, tổn thương khi đi vào đường xóc sẽ lớn hơn rất nhiều.
Một số bộ phận trên ôtô như gờ, cản xe cũng dễ bị hư hại khi gặp đường xóc, điều này làm mất giá trị thẩm mỹ của xe. Nếu vận hành xe gầm thấp bạn nên bình tĩnh xử lý, lái xe từ từ để hạn chế tối đa các va chạm không đáng có.
Đào tạo – sát hạch mô tô A1, A2(phân khối lớn).
Dạy lái xe ô tô B2, B1.1(xe số tự động), C.
----------------------------
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm Đào Tạo và sát hạch Lái Xe Màu Hoa Đỏ
VP Chính : 188 Nguyễn Văn Linh, Phường Thới An Đông, Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.
CN1: 345 Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
CN2: Huyện Đội - Huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ
ĐT: 0292.3686878 - 3899688 - 0937.188881
Email: trungtammauhoado@gmail.com
BIỆN PHÁP KHỬ MÙI KHÓ CHỊU TRÊN XE ÔTÔ
Được viết ngày Thứ bảy, 16 Tháng 12 2023 13:29
Lượt xem: 24
1. Rửa xe
Bắt đầu với bước cơ bản bằng cách làm sạch mọi vết bẩn và nhặt mọi mẩu rác trên xe. Trước khi lau khô, bôi xà phòng hay thêm bất cứ thứ gì vào thảm sàn, da bọc hay táp-lô, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết sản phẩm làm sạch nào an toàn cho chiếc xe của bạn. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào, hãy nhờ các đại lý tư vấn.
Làm sạch xe cũng có nghĩa gồm cả những bước “lặt vặt” như kiểm tra gầm ghế và nhặt bỏ mọi loại rác, từ đồ ăn đến những thứ tưởng như đã thất lạc trước đó. Kiểm tra ngăn đựng đồ ở lưng ghế và lấy mọi thứ ra khỏi đó, có thể là mấy viên kẹo, mấy viên bi hay đồ ăn. Cũng đừng quen làm sạch cả cốp xe. Mùi khó chịu có thể xuất phát từ bất cứ chỗ nào trên xe.
2. Lau sạch các bề mặt
Dùng một miếng vải mềm để lau các bề mặt nhựa, gỗ, kính và kim loại trong xe. Nếu muốn dùng thứ khác ngoài nước ấm, nên dùng chất tẩy rửa loại nhẹ vì chúng an toàn cho phần lớn các bề mặt, và dùng nước lau kính cho các bề mặt kính. Với ghế da, nên sử dụng chất làm sạch da thích hợp. Bạn cũng có thể hỏi một người có chuyên môn tại đại lý xe. Nếu không phải là một ngày nắng nóng, nên mở cửa và hạ kính trước khi thực hiện các bước làm sạch. Đừng quên dọn và lau sạch cả hộc đựng găng tay.
3. Chải thảm, ghế trước khi hút bụi
Sử dụng bàn chải mềm nhưng chắc để quét sạch bụi bẩn và vụn rác trước khi hút bụi cho xe. Luôn dùng nước sạch và liên tục thay nước. Vắt sạch nước để tránh nước đọng trong xe.
4. Hút bụi
Bỏ tất cả tấm lót sàn có thể tháo ra. Hút bụi thảm trải sàn xe và ghế. Đặt vòi hút vào trong các góc, khe ghế, ngả lưng ghế hết cỡ để có thể hút sạch bụi bẩn ở các khe. Xịt chất khử mùi lên thảm và để một lúc trước khi hút bụi. Điều này có thể giúp giảm mùi khó chịu trong xe. Đừng quên hút bụi cốp xe.
5. Làm sạch hơi nước trong xe
Sau khi hút bụi, nên làm sạch hơi nước đọng lại bằng cách sử dụng chất tẩy mùi chuyên dụng thích hợp cùng một máy hút (máy làm sạch hơi nước, máy hút ẩm hoặc máy sưởi).
Lau chùi các bề mặt hoặc thảm sàn để giũ sạch bụi bám lại. Nên sử dụng chất tẩy mùi thích hợp cùng một miếng bọt biển sạch. Cẩn thận để tránh dùng quá nhiều nước vì bạn có thể mất vài ngày sau để mọi thứ thật sự khô, đặc biệt nếu trời lạnh. Và độ ẩm cũng sẽ gây ra mùi khó chịu trong xe.
6. Khử mùi cả xe
Trang bị một chai xịt khử mùi trung tính, bắt đầu mở nắp ca-pô ở nơi có thông gió tốt (ở ngoài trời là tốt nhất). Khởi động máy và kéo phanh tay. Bật điều hòa và quạt gió ở mức cao nhất. Điều quan trọng là đảm bảo bật chế độ lấy gió ngoài.
Dùng máy ozone
Biện pháp ozone sẽ khử vi khuẩn, nấm mốc và xử lý các hợp chất hữu cơ có trong các mùi.
Những biện pháp này rất hữu dụng, vì vậy khi xe gặp sự cố “bốc mùi” bạn có thể lấy ngay ra để dùng rồi nhé!
Đào tạo – sát hạch mô tô A1, A2(phân khối lớn).
Dạy lái xe ô tô B2, B1.1(xe số tự động), C.
----------------------------
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm Đào Tạo và sát hạch Lái Xe Màu Hoa Đỏ
VP Chính : 188 Nguyễn Văn Linh, Phường Thới An Đông, Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ.
CN1: 345 Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
CN2: Huyện Đội - Huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ
ĐT: 0292.3686878 - 3899688 - 0937.188881
Email: trungtammauhoado@gmail.com